Viết nội dung website dường như không phải là chuyện dễ dàng với nhiều người làm SEO. Có vô số ý kiến như là: “em không có khiếu viết văn, nên chuyện viết với em chả khác nào cực hình.” Thậm chí có bạn trẻ tới công ty tôi thực tập SEO do đã sống quá thoải mái trong môi trường chỉ có spin content để bắn backlink mà thấy viết content tù túng quá, cảm thấy “không hợp” nên xin nghỉ giữa chừng.
Nhưng các bạn ạ, SEO chỉ là môt hướng rất nhỏ trong lĩnh vực digital marketing và để làm một online marketer bạn phải có khả năng viết. Bạn sẽ chẳng thể thành công trong thế giới online nếu bạn không có kỹ năng viết.
Content marketing là hướng đi mới trong SEO và bạn sẽ không bao giờ thành công với content marketing nếu bạn không tạo content một cách đều đặn. Về cơ bản bạn cần học cách làm thế nào để việc tạo content đạt năng suất cao. Tin tôi đi, viết sẽ dễ dàng và thoải mái hơn nhiều khi có kỹ năng và phương pháp và bạn hoàn toàn có thể học được theo những bước sau đây.
1. Tạo ra một danh sách chủ đề tiềm năng
Bước đầu tiên trong tiến trình viết nội dung web là tìm chủ đề để viết. Cách dễ nhất để làm điều này là tìm những blog trong thị trường của bạn và nhìn xem loại content nào trên website họ đang được độc giả ưa chuộng nhất.
Bởi vì website của bạn và đối thủ có cùng một tập khách hàng, nếu bạn viết về cùng một chủ đề, chắc chắn nó sẽ được hưởng ứng. Nhưng bạn đừng có copy người khác bằng cách đăng lại những thông tin cũ rích, thay vì đó bạn chỉ cần lấy tiêu đề và biến tấu đi một chút.
Giả sử bạn có một blog cho công ty thiết kế website, bạn thấy trên blog của đối thủ có một chủ đề đang được quan tâm đó là:
5 nguyên tắc thiết kế website chuyên nghiệp
Và đây là những chủ đề bạn có thể áp dụng:
– 5 nguyên tắc thiết kế website thương mại điện tử
– 5 nguyên tắc thiết kế website doanh nghiệp
– 5 kỹ thuật cần biết khi thiết kế landing page
Nếu bạn để ý sẽ thấy những biến thể tôi tạo ở trên chỉ khác một chút so với tiêu đề gốc. Và tôi có thể viết trên bất kì tiêu đề nào. Bởi vì tiêu đề gốc đã lôi kéo được sự quan tâm khá tốt trong khi 2 website có chung tập khách hàng, có thể bài viết của tôi không mạnh mẽ bằng bài viết gốc nhưng chắc chắn nó sẽ có ảnh hưởng đủ tốt.
Bạn có thể lặp lại quá trình tương tự để tìm kiếm thêm ý tưởng nội dung. Tất cả những gì bạn cần làm là tìm những tiêu đề tốt trên blog khác và thay thế 1 – 2 từ để làm nó độc nhất.
Tất nhiên trên đây chỉ là một cách đơn giản nhất để tìm ý tưởng để viết nội dung, ngoài ra bạn còn có thể dựa trên nghiên cứu từ khóa ngành nghề để tìm ra chủ đề được quan tâm, brainstorming ra những vấn đề khách hàng gặp phải.
Ở bước đầu tiên này, bạn đưa ra được nhiều chủ đề nhất càng tốt.
Có gắng không nên mất quá 10 phút để tìm ý tưởng content
2. Tạo bản phác thảo.
Một khi bạn đã biết mình cần viết cái gì, hãy phác thảo bố cục bài viết. Bản phác thảo sẽ chứa những phần chính là giới thiệu, body, và kết luận cũng giống như viết văn cũng phải có mở bài thân bài và kết luận vậy.
Thông thường, khi bạn phác thảo bài viết, tôi khuyến khích bạn nên tự viết lời giới thiệu và kết luận. Còn phần thân bài, hãy liệt kê ra những trọng điểm chính bạn muốn chứa trong bài viết theo định dạng bullet.
Phần giới thiệu không nên nhiều hơn một vài đoạn. Nó nên chỉ cho độc giả biết họ sẽ được đọc cái gì và có đủ sức thuyết phục để họ đọc nốt phần còn lại.
Với phần body, hãy mô tả những ý kiến bạn muốn thảo luận, thậm chí ý tưởng của bạn không cần phải hoàn thành câu trọn vẹn, bạn có thể để dành trong bước kế tiếp. Tất cả những gì bạn phải làm trong bước này là liệt kê ra 3 – 4 trọng điểm bạn muốn thể hiện trong bài viết.
Khi viết kết luận, bạn nên tóm tắt lại những gì độc giả đã đạt được trong bài viết này. Trong trường hợp họ chỉ đọc lướt bài viết thì ít nhất họ cũng có thể nắm bắt được nội dung bằng cách đọc kết luận.
Cố gắng sao cho bạn không nên dành nhiều hơn 20 phút để tạo phác thảo, nếu nó nhiều hơn 20’ tức là bạn đang chọn chủ đề mà bạn không quen thuộc.
3. Viết
Bây giờ bạn đã có phác thảo, hãy bắt đầu viết. Công việc của bạn đã dễ dàng hơn nhờ mở bài và kết luận đã được viết trước đó. Bạn chỉ cần điền nốt phần thân bài để đi sâu vào thảo luận những vấn đề bạn muốn. Khi viết nhớ những vấn đề sau:
- Giữ cho bài viết dưới 1500 từ: đây có thể không phải là ý kiến từ quan điểm của Search Engine nhưng độc giả của bạn có khả năng đọc nội dung của bạn hơn nếu nó ngắn gọn và cô đọng.
- Viết theo phong cách hội thoại: Sử dụng những từ như là “bạn” và “tôi” bên trong bài viết. Điều này sẽ tạo ra cuộc hội thoại và giúp tạo sự thân thiện nối kết độc giả.
- Sử dụng data: Quan điểm của bạn rất tuyệt vời, nhưng sự thật sẽ tốt hơn. Giữ lấy quan điểm của bạn và sử dụng data nếu bạn muốn nhiều traffic hơn.
- Sự mộc mạc chính là sự tinh tế vô tận: đừng cố gắng sử dụng những từ quá xa vời mà người đọc không hiểu. Giữ cho thông điệp của bạn đơn giản. Nếu một học sinh lớp 5 có thể hiểu nó thì bạn đã hoàn thành tốt nhiệm vụ. Nếu bạn phải sử dụng hình ảnh để truyền tải thông điệp, hãy làm nó.
Khi bạn đang viết, đừng để ý về việc fix lỗi. Bạn có thể luôn luôn đọc lại bài viết và thay đổi sau. Mục tiêu của bạn ở bước này là viết ra tất cả.
Cố gắng: Bạn không nên dành nhiều hơn 60 phút để hoàn thành bài viết. Bạn chỉ nên tốn 45 phút để viết còn 15 phút để đọc lại và chỉnh sửa.
4. Đưa ra minh chứng, thêm hình ảnh và lên lịch post
Lý tưởng nhất là bạn không làm bước này. Bạn nên thuê ai đó làm editor cho bạn. Bạn chỉ cần đưa bản thảo trên file word cho người ta chỉnh sửa, post nó lên blog và thêm hình ảnh.
Thời gian của bạn giá trị hơn nhiều và nên để dành cho việc tạo nội dung. Việc thêm hình ảnh, định dạng cho dễ đọc, post nó lên blog sẽ mất của bạn kha khá thời gian để hiệu chỉnh. Thuê ai đó sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian hơn. Khi lên lịch xuất bản, bạn nên dành nó cho ngày thứ 2 hoặc thứ 3 đó là những ngày lý tưởng.
Kết luận:
Bạn thấy đấy, để đạt năng suất cao với quá trình tạo nội dung quả là không khó. Bạn chỉ cần đưa ra bao nhiêu thời gian trong một tuần hoặc 1 tháng để xuất bản nội dung và hãy tập trung cho nó.
Một khi bạn đã quyết định được tần suất post bài, hãy đảm bảo là viết dư ra so với số lượng yêu cầu. Khi đó nếu đôi lúc bạn không làm việc, bạn vẫn có bài viết dự phòng. Và độc giả của bạn sẽ cảm thấy bạn là người kiên định cho dù thực tế là bạn đang ngưng việc tạo nội dung.
TAKA hi vọng rằng bạn sẽ thấy việc viết nội dung cho website trở nên dễ dàng và thú vị hơn nhiều.