Theo thống kê, có đến 80% startup Việt Nam thất bại ngay trong năm đầu tiên và con số đó lên tới 92% trong 3 năm tiếp theo. Vậy nguyên nhân khiến các statrup thất bại là gì? Sau đây, TAKA xin đưa ra 7 lý do quan trọng khiến các startup thất bại để bạn tham khảo và tránh mắc phải.
1. Ý tưởng thiếu tính khả thi
Để thành công, statrup phải có kế hoạch kinh doanh rõ ràng, khả thi
Đây là nguyên nhân hay gặp phải của các statrup thất bại. Do quá mới nên các startup thường có rất ít khách hàng, do đó mô hình kinh doanh của họ thiếu hiệu quả, muốn học hỏi kinh nghiệm tương tự của ai đó cũng không có. Mô hình kinh doanh không đơn thuần chỉ là việc trả lời các câu hỏi bạn kinh doanh gì, khách hàng là ai hay làm thế nào để kiếm tiền.
Nhà đầu tư họ không dại gì “ném tiền qua cửa sổ” nên chắc chắn họ sẽ thẳng thừng từ chối nếu dự án của bạn không khả thi hoặc mang tính cá nhân cao. Để lên ý tưởng kinh doanh hay, bạn phải tránh được những dự án viễn vông, vẽ vời, thiếu tính chiến lược.
2. Chưa biết cách tiếp cận nhà đầu tư
Một nguyên nhân khiến statrup thất bại là do họ chưa biết cách tiếp cận nhà đầu tư. Hiện nay, có rất nhiều thông tin về các nhà đầu tư cũng như các phương pháp tiếp cận nguồn vốn được đăng trên các trang web, diễn đàn,… Nhưng để hút được sự đầu tư, bạn phải có một chiến lược cụ thể bao gồm kế hoạch chuẩn bị gì trước khi gặp mặt nhà đầu tư? Khi gặp nhà đầu tư nên làm gì? Các bước tiếp theo nên làm gì? Nghiên cứu kỹ sẽ giúp bạn tìm được nhà đầu tư phù hợp và sẵn sàng rót vốn vào dự án của bạn.
3. Thời gian gọi vốn chưa phù hợp
Vì quá vội vàng gọi vốn nên các statrup thất bại thường chưa vạch rõ được giai đoạn phát triển của mình. Nếu như dự án của bạn mới chỉ là ý tưởng trên giấy, chưa hình thành sản phẩm, chưa có phản ứng nào từ thị trường thì rất khó để bạn có thể thuyết phục được nhà đầu tư. Đôi khi, câu nói “Không” của các nhà đầu tư còn có nghĩa là “Không phải bây giờ”. Họ cần nhận định giá trị thực sự của sản phẩm bạn tạo ra nhờ vào rất nhiều khách hàng và thời gian trước khi rót vốn cho bạn. Hãy hoàn thiện hơn nữa để họ có thể nhìn thấy tiềm năng của bạn.
4. Thiếu kỹ năng về tài chính
CEO WeFit cho rằng: “Trong quản trị doanh nghiệp thì quản trị tài chính là một trong những thứ quan trọng nhất. Vì tiền là máu và một khi hết máu rồi thì khó có thể tồn tại được”. Tuy nhiên, các statrup thất bại lại chưa biết chú trọng đến khái niệm này và thường sa đà quá mức trong vấn đề tài chính và đó là nguyên nhân khiến họ gặp thất bại.
5. Không chú trọng xây dựng thương hiệu
Không chú trọng xây dựng thương hiệu là nguyên nhân thất bại
Thực tế đã chứng minh nhiều doanh nghiệp thành công nhờ xây dựng tốt chiến lược thương hiệu, vốn là yếu tố quan trọng đóng vai trò giúp khách hàng nhận diện sản phẩm. Thương hiệu có thể được nhận diện qua tên công ty, logo, chủ đề, màu sắc, website… Với các startup hoạt động qua Internet, tên website đóng vai trò quan trọng. Chọn sai tên miền sẽ khiến khách hàng khó nhận diện sản phẩm, từ đó dẫn đến khó khăn trong kinh doanh. Để hấp dẫn khách hàng, tên miền của startup cần độc đáo và liên quan đến mặt hàng.
6. Làm ra sản phẩm không đáp ứng nhu cầu thị trường
Khảo sát của CB Insights cho thấy 42% startup thất bại là do sản phẩm làm ra không đáp ứng được nhu cầu thị trường. Nếu bạn không có lộ trình rõ ràng với startup khi chinh chiến trên thương trường thì thất bại là điều thấy rõ. Vì vậy, nếu bạn không có kế hoạch kinh doanh cụ thể và rõ ràng thì nên bỏ qua. Bạn nên chắc rằng startup của mình có thể giải quyết nhu cầu thị trường và nhu cầu đó phải đủ lớn để đáng để đầu tư công sức và tiền bạc.
7. Nhân sự chưa phù hợp
Cần coi nhân viên như là cộng sự quan trọng của mình
Một điều nan giải đối với statrup mới thành lập là vấn đề quản trị nhân lực. Vì mới thành lập nên nhân viên thường phải làm việc đến đêm hoặc làm việc cuối tuần do tính chất đặc thù. Điều cần làm là bạn phải biết cách thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên. Nhiều doanh nghiệp chấp nhận đào tạo kỹ năng, kinh nghiệm cho nhân viên như một hình thức giữ chân nhân sự. Ngoài ra, thái độ và tinh thần cống hiến cho dự án là yếu tố quan trọng. Nhà sáng lập startup không nên coi nhân sự đang làm việc cho mình mà hãy coi họ như những cộng sự, để họ thấy công sức, thời gian, sự sáng tạo dành cho dự án là điều xứng đáng.