Nếu coi doanh nghiệp là một đế quốc thu nhỏ vậy thì mỗi nhân viên là một hạt nhân kiến tạo nên sự thành công của doanh nghiệp. Làm thế nào để đánh thức khả năng khổng lồ của nhân tố con người trong doanh nghiệp? Là một nhà quản trị doanh nghiệp, bạn chọn “quản trị” hay “cai trị”trong hệ thống văn hóa doanh nghiệp của công ty? Việc “quất roi” thúc ép nhân viên làm việc hay quản trị bằng văn hóa là những điều đáng phải ngẫm nghĩ khi chọn đường lối điều hành doanh nghiệp.
“QUẢN TRỊ” hay “CAI TRỊ”?
Đều là phương pháp quản lý, điều hành nhưng quản trị và cai trị lại có cách thức và kết quả khác biệt rõ ràng. Khi nhà lãnh đạo quản lí sử dụng quyền lực và áp đặt nhân viên thành những cỗ máy trong công việc thì gọi là “cai trị”. Còn nếu quản lý doanh nghiệp bằng văn hóa và khuyến khích chủ động, tự động hóa doanh nghiệp thì gọi là quản trị.
Văn hóa doanh nghiệp –quản trị hay cai trị?
Thực tế cho thấy mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên giờ đây đã bình đẳng và dễ chịu hơn trước kia. Và những biện pháp cai trị bằng mệnh lệnh, kiểm soát, thúc ép đã thực sự lỗi thời trong điều hành doanh nghiệp. Chẳng ai muốn bị săm soi và gây áp lực cả ngày, chính bởi vậy sự cai trị chỉ tạo nên những cỗ máy làm theo quy trình chỉ biết nghe theo mệnh lệnh. Những điều ấy khiến nhân viên dễ dàng rời bỏ nhà quản lý. Nhưng cai trị thì thường đơn giản hơn quản trị.
Làm thế nào để nhân viên phát huy hết năng lực cùa mình?
Quản trị cần đến nhiều kĩ năng và công cụ hơn là những mệnh lệnh và kiểm soát chặt chẽ. Một nhà quản trị doanh nghiệp giỏi sẽ có khả năng “khiến cho người khác muốn làm điều gì đó mà anh ta muốn họ làm bởi vì họ cũng muốn làm điều đó” (Dwight Eisenhower). Nhà quản lý không cần phải can thiệp vào mọi công việc của nhân viên mà để họ có môi trường tự phát triển.
Quản trị là “tạo ra người hùng chứ không phải là làm người hùng trong doanh nghiệp. Khi người quản lí tạo cho nhân viên môi trường thuộc về họ, thì nhân viên sẽ trở thành những “chiến binh” tự giác làm việc hết mình. Họ sẵn sàng chung sức vì “màu cờ sắc áo”, “bản tính”, “bản sắc” của công ty mà không cần đến sự thúc ép nào.
Để làm được điều ấy, quản trị doanh nghiệp ngày nay sử dụng công cụ chính là văn hóa doanh nghiệp.
Sử dụng văn hóa doanh nghiệp để quản trị hay cai trị
Mỗi doanh nghiệp sẽ có những văn hóa khác nhau. Văn hóa tổ chức hiện diện trong mọi doanh nghiệp với đủ loại đặc trưng bản sắc riêng. Bởi sự gắn kết nhân sự trong doanh nghiệp là đặc biệt quan trọng nên văn hóa doanh nghiệp đóng vai trò là vũ khí chiến lược.
Văn hóa phù hợp với doanh nghiệp sẽ góp phần thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, gắn kết nhân viên. Văn hóa không phù hợp sẽ kìm hãm hay kéo lùi doanh nghiệp thậm chí là khủng hoảng đội ngũ.
Văn hóa doanh nghiệp – nhân tố cho sự phát triển
Một nhà quản lí đích thực sẽ xây dựng văn hóa doanh nghiệp để tìm ra tiếng nói chung giữa lãnh đạo và nhân viên. Bởi sếp và nhân viên đều cần nhau để tồn tại. Việc tìm ra mục đích chung sẽ giúp con thuyền doanh nghiệp được vững chắc.
Và nghệ thuật quản trị bằng văn hóa doanh nghiệp được xây dựng từ mỗi cá nhân trong doanh nghiệp.Văn hóa doanh nghiệp được tạo ra bởi đội ngũ nhân viên trong định hướng hoạt động và phục vụ cho chính doanh nghiệp mình. Để quản trị bằng tự trị, tự động hóa doanh nghiệp thì người quản lí cần phải chắc tay công cụ văn hóa doanh nghiệp.
Không có công ty nào có định hướng xây dựng văn hóa doanh nghiệp giống hệt nhau. Bởi mỗi người điều hành có những hướng đi riêng cho mình. Mặc dù vậy, hãy tạo ra giá trị sáng tạo thiết thực từ nét văn hóa riêng trở thành nguồn lực vô tận cho doanh nghiệp. Bạn đang là người “quản trị” hay “cai trị”? Hãy đánh giá lại văn hóa doanh nghiệp của mình!